Omega-3 là chất dinh dưỡng vô cùng thiết yếu cho cơ thể. Ba loại axit béo phổ biến thuộc nhóm omega-3 là DHA, EPA & DPA , chúng được tìm thấy trong các thực phẩm như dầu cá và các loại hạt như Hạt lanh, Hạt chia, Dầu hạt cải, Quả óc chó, Hạt bí ngô, Hạt thông, Đậu Hải quân, Hạt giống cây gai dầu.

1. DHA là gì?

DHA là viết tắt của từ Docosa Hexaenoic Acid, là một loại acid béo không no cần thiết thuộc nhóm acid béo Omega 3, ngoài ra thuộc nhóm này còn có các tiền tố DHA, đó là Acid béo alpha-linolenic. DHA thuộc loại acid béo không no cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được nên phải đưa vào từ nguồn thực phẩm.

Vai trò của DHA

DHA cần thiết cho sự phát triển và hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, hệ thần kinh. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, DHA có nồng độ cao tại các tổ chức thần kinh như võng mạc mắt và não.

Với trẻ nhỏ, nếu thiếu DHA trong quá trình phát triển của cơ thể thì sẽ có chỉ số IQ thấp. Theo một nghiên cứu, những trẻ có được bú sữa mẹ và chế độ ăn đủ DHA thường có chỉ số IQ cao hơn 8.3 điểm so với những trẻ bị thiếu DHA.

Với người lớn, DHA sẽ giúp cơ thể giảm cholesterol toàn phần, triglyceride máu, LDL Cholesterol xấu. Từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim....

Bổ sung DHA cho trẻ

Tại sao cần bổ sung DHA cho trẻ?

Trẻ em cần bổ sung DHA đủ để cơ thể phát triển tốt. Đặc biệt với trẻ sinh non và trẻ sơ sinh bình thường đòi hỏi phải được cung cấp đủ DHA bởi chúng chưa có khả năng tự chuyển tiền tố DHA từ dầu thực vật hay thức ăn thay thế sữa mẹ.

Trong sữa mẹ có đủ EFAs (Essential Fatty Acid)cho trẻ, vì vậy việc cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và cho con bú trong 24 tháng là tốt nhất đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Nếu trong trường hợp mẹ không thể cho con bú cần phải thay thế nguồn dinh dưỡng thay thế có acid béo có trong sữa mẹ như DHA, DPA, AA.

Giai đoạn từ 1 - 6 tuổi cũng là giai đoạn cần DHA vì chúng giúp kích thích sự phát triển trí não của trẻ. Từ 6 tuổi trở lên là thời gian trẻ em bắt đầu học tập, vì vậy não bộ cần đủ DHA để tiếp thu nguồn kiến thức mới.

DHA cần thiết cho sự phát triển của trẻ

Bổ sung DHA cho trẻ bằng cách nào?

Cha mẹ cần thường xuyên bổ sung DHA cho trẻ từ nguồn thực phẩm giàu DHA.

DHA có nhiều trong dầu cá, cá và các loại thủy sản. DHA cần thiết cho sự phát triển của võng mạc mắt và não bộ của trẻ. Bảo vệ cơ thể chống lại các loại bệnh về tim mạch, đột quỵ và giảm viêm khớp. Vì vậy nên ăn nhiều loại cá và hải sản để nạp đủ DHA cho cơ thể.

Ngoài ra DHA còn có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu dừa, dầu ngô, dầu olive, dầu cọ, dầu lạc, dầu hạt cải, dầu đậu tương...

Bổ sung DHA cho phụ nữ mang thai

Bổ sung DHA cho bà bầu vào tháng thứ mấy thì phù hợp nhất đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay.

Chế độ dinh dưỡng trước và trong khi mang thai rất quan trọng đối với việc dự trữ các acid béo không no (EFAs) cần thiết cho thai nhi. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ trung bình mỗi ngày thai nhi cần 2,2g EFAs cho sự phát triển hệ thần kinh và mạch máu.

Mẹ bầu có thể bổ sung DHA cho thai nhi bằng cách ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều DHA hoặc từ sữa bột dành riêng cho bà bầu.

enoic acid. Đây là một acid béo không no chuỗi dài thuộc nhóm acid béo Omega-3.

2. EPA là gì?

EPA là tên viết tắt của Eicosapentaenoic acid. Đây là một acid béo không no chuỗi dài thuộc nhóm acid béo Omega-3.

Omega 3 (bao gồm DHA, EPA, ALA) cùng Omega 6 (bao gồm AA, LA,…) là những acid béo thiếu yếu không thể thiếu cho một thai kỳ khỏe mạnh an toàn. Các acid béo này cơ thể không tự tổng hợp được mà phải cung cấp từ thức ăn, thuốc uống bên ngoài.

Mẹ là nguồn cung cấp Omega-3 và Omega-6 duy nhất cho thai nhi khi con ở trong bụng mẹ và những tháng đầu đời sau sinh (nếu con bú mẹ hoàn toàn).

EPA có vai trò gì đối với thai kỳ ?

EPA là dưỡng chất có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình thường, khỏe mạnh của thai kỳ. Các vài trò chính được nhắc tới như:

  • EPA tham gia vào thành phần cấu trúc của tất cả các tế bào trong cơ thể. Một cơ thể bình thường, khỏe mạnh không thể thiếu EPA.
  • EPA là tiền chất cho các hợp chất có hoạt tính sinh học là eicosanoid có tác dụng kiểm soát dòng máu tới tử cung, giúp tử cung trưởng thành, kiểm soát cơn co thắt tử cung và chuyển dạ. Do đó giúp cải thiện khả năng làm tổ của trứng đã thụ tinh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thai nhi, tăng tỷ lệ thụ thai và cấy thai thành công đối với các trường hợp làm IVF. DHA chỉ vận chuyển từ mẹ sang con khi nó được gắn với một “Protein vận chuyển”. EPA là chất giúp tăng cường khả năng gắn kết giữa DHA với “Protein vận chuyển” đó. Sự có mặt của EPA giúp DHA dễ dàng đi qua hàng rào nhau thai để vào thai nhi. DHA cần được liên kết với các Protein liên kết để đi vào tế bào nhau thai và tế bào thai nhi. Nồng độ EPA cao hơn cũng dẫn đến khả năng gắn kết tốt hơn do đó việc phát triển tế bào não bộ cũng diễn ra tối ưu hơn.
  • EPA giúp kéo dài thời gian mang thai, giảm nguy cơ sinh non.
  • EPA giúp giảm nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật ở phụ nữ mang thai
  • EPA giúp giảm tình trạng kháng Insulin ở phụ nữ mang thai, do đó giảm nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ
  • Bổ sung đủ EPA trong thai kỳ và khi cho con bú có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm ở mẹ mang thai và sau sinh.
  • EPA có tác dụng chống viêm mạnh và được sử dụng trên thực tế như một loại thực phẩm vàng để chống viêm. Đồng thời EPA còn có tác dụng làm giảm tình trạng xơ vữa động mạch. Vì vậy EPA có tác dụng tốt đối với việc phòng ngừa và chữa trị các bệnh tim mạch do xơ vữa mạch.

Bổ sung EPA cho phụ nữ mang thai thế nào ?

Omega 3 (EPA, DHA) có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật như: các loài hải sản, cá hồi, cá ngừ, cá thu, lòng đỏ trứng… Mặc dù hải sản là nguồn cung cấp DHA, EPA dồi dào tuy nhiên vì lo ngại dư lượng kim loại nặng có trong thực phẩm này có thể gây hại cho thai kỳ nên phụ nữ mang thai được khuyên chỉ nên ăn tối đa 2 bữa hải sản/tuần. Omega-3 có nguồn gốc từ thực vật chủ yếu tồn tại ở dạng ALA. ALA có thể chuyển đổi thành EPA nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp, chỉ từ 0,2% đến 9%. Mặc dù một số nghiên cứu cho rằng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có thể chuyển đổi tới 21% ALA thành EPA nhưng việc cố gắng cung cấp đủ DHA, EPA từ thức ăn có nguồn gốc thực vật đòi hỏi cơ thể phải tiêu thụ quá nhiều calo từ chất béo.

Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai và cho con bú rất khó có thể cung cấp DHA, EPA đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể nếu chỉ bổ sung từ thực phẩm hàng ngày. Chính vì vậy, để cung cấp đủ EPA cho thai kỳ khỏe mạnh, an toàn thì ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, phụ nữ mang thai nên được bố sung thêm từ thuốc bổ mỗi ngày.

Để việc bổ sung có hiệu quả, cần chọn sản phẩm cung cấp đồng thời cả DHA và EPA. Tỷ lệ DHA/EPA ~ 4 đến 4,5/1 được coi là phù hợp nhất đối với phụ nữ mang thai. Sản phẩm cung cấp Omega 3 (DHA, EPA) tối thiếu phải đạt tiêu chuẩn GOED để đảm bảo độ tinh khiết về dư lượng kim loại nặng (chì, thủy ngân). Nên chọn sản phẩm cung cấp Omega 3 (DHA, EPA) ở dạng tự nhiên Triglycerid để cơ thể hấp thu tốt nhất.

Phụ nữ mang thai lưu ý tránh bổ sung sản phẩm Omega 3 được chiết xuất từ gan cá, bởi việc không kiểm soát được hàm lượng Vitamin A trong các sản phẩm này có thể khiến cơ thể phải tiêu thụ lượng Vitamin A vượt quá nhu cầu.

3. DPA là gì?

DPA (docosapentaenoic acid) thường là axit béo omega-3 phổ biến thứ ba được tìm thấy trong dầu cá - mặc dù nó thường xảy ra ở nồng độ thấp hơn nhiều so với EPA hoặc DHA.

Nhiều chất bổ sung dầu cá có chứa ít nhất một lượng nhỏ DPA, ngay cả khi nó không được liệt kê trên nhãn, và số lượng đáng kể hơn có thể thu được bằng cách tiêu thụ một số loại cá.

Các xét nghiệm của ConsumerLab về cá ngừ đóng hộp và cá hồi đóng hộp được tìm thấy có tới 80 mg DPA mỗi khẩu phần 2 ounce, với nồng độ cao nhất trong cá hồi (đặc biệt là sockeye) so với cá ngừ.

Trên thực tế, DPA không thể phát hiện được (tức là, dưới 11 mg mỗi khẩu phần) trong hai nhãn hiệu cá ngừ đóng hộp phổ biến.