Hạt Hạnh Nhân
Hạnh nhân là một trong những loại hạt phổ biến trên thế giới. Thành phần dinh dưỡng của hạnh nhân giàu chất béo lành mạnh, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Dưới đây là những giá trị về dinh dưỡng mà hạnh nhân mang lại.
Nguồn gốc của hạt hạnh nhân
Cây hạnh nhân có nguồn gốc từ Iran và các nước lân cận. Sau một thời gian thì được trồng rộng rãi ở Địa Trung Hải tới phía bắc châu Phi và phía nam châu Âu vào thời cổ đại. Đến ngày nay, người ta vẫn chưa tìm rõ giống hạnh nhân hoang dã, theo suy đoán thì có thể là loài Prunus fenzliana vì nó có nguồn gốc từ Armenia và miền tây Azerbaijan
Ngoài ra, hạnh nhân có thể đã xuất hiện trong thời kỳ những năm 3000 – 2000 TCN ở một số địa điểm khảo cổ Numeira (Jordan) và lăng mộ của Tutankhamun ở Ai Cập (khoảng năm 1325 TCN).
Một khẩu phần hạnh nhân 1 ounce (28 gram) chứa:
- Chất xơ: 3,5 gam
- Chất đạm: 6 gam
- Chất béo: 14 gam (9 trong số đó là chất béo không bão hòa đơn)
- Vitamin E: 37% RDI
- Mangan: 32% RDI
- Magiê: 20% RDI
- Chúng cũng chứa một lượng đồng, vitamin B2 và phốt pho.
Các lợi ích cho sức khỏe của hạnh nhân:
-
Hạt hạnh nhân tốt cho sức khoẻ của tim mạch
-
Hạnh nhân tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
-
Hạt hạnh nhân giúp phòng ngừa nguy mắc ung thư và viêm
-
Hạnh nhân làm cho não luôn hoạt động khỏe mạnh
-
Ăn hạnh nhân để hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh
-
Hạnh nhân làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng
-
Hạnh nhân hỗ trợ giảm cân và giảm cơn thèm ăn ở những người béo phì
-
Hạnh nhân giúp cải thiện sức khỏe của răng và xương
-
Hạnh nhân bảo vệ và làm đẹp làn da
Không ăn hạnh nhân quá nhiều
Mặc dù hạnh nhân có nhiều chất dinh dưỡng có lợi, nhưng nó chỉ thực sự phát huy lợi ích khi bạn dùng nó đúng liều lượng (số lượng).
Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu hạt là đủ? Câu trả lời là lượng hạnh nhân khuyến cáo trong một ngày là từ 23 - 35 hạt mỗi ngày và để đạt hiệu quả tốt nhất bạn nên chia ra từng bữa ăn khác nhau hoặc chế biến thành các món ăn thay đổi khẩu vị. Điều này sẽ giúp cân bằng dưỡng chất và bổ sung dinh dưỡng bổ ích cho cơ thể.
0/5.0
Đánh giá