Cá Hồi Na Uy có ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai

Nghiên cứu chứng minh việc ăn cá đều đặn trong giai đoạn thai kỳ không những không ảnh hưởng đến sức khỏe của các mẹ mà lại có hiệu quả tích cực cho sự phát triển của thai nhi và bào thai.

Ngày nay, phụ nữ mang thai hầu hết không ăn đủ cá để có thể cung cấp lượng Omega-3 cần thiết cho cơ thể. Những loài cá mỡ sống trong vùng nước lạnh và sạch như cá Hồi Na Uy rất có lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.

Vào năm 2014, Ủy ban khoa học Na Uy về An toàn thực phẩm đã công bố một bản báo cáo hoàn chỉnh cho việc xác nhận rằng không có bất kỳ ai (từ phụ nữ hay phụ nữ mang thai), sẽ bị ảnh hưởng khi ăn cá Hồi. Những chất độc hại nhất có thể có trong cá hồi chính là PCBs *, dioxin và thủy ngân. Bảng báo cáo này cũng khẳng định rằng, việc ăn hơn một kg cá hồi nuôi trong một tuần không hề gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

*(Polychlorinated biphenyls (PCB) là các hỗn hợp tới 209 loại hóa chất. Hiện người ta không biết tới các nguồn tự nhiên PCB. PCB bị cấm sử dụng tại Hoa Kỳ vào 1977 vì có bằng chứng cho thấy chất này tích tụ trong môi trường và có thể gây tác hại cho sức khỏe.)

Lợi ích khi mang thai ăn cá hồi 

Nhiều mẹ bầu được khuyên nên bổ sung cá hồi vào thực đơn hàng ngày bởi những giá trị dinh dưỡng và công dụng của nó mang lại cho. Sự thực khi mang thai ăn cá hồi có tốt không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về công dụng và lợi ích của loại thực phẩm này nhé!

Tốt cho trí não thai nhi: Cũng giống một số loài “cá béo” khác, cá hồi chứa axít béo không no – có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh. Thiếu chất này con người sẽ giảm trí nhớ, kém thông minh. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, DHA là một dưỡng chất vô cùng quan trọng và cần thiết để phát triển tế bào não.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá hồi hỗ trợ rất lớn trong quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Vì vậy, đối với phụ nữ mang thai, việc tăng lượng cá hồi trong chế độ ăn là vô cùng cần thiết.

Ổn định tâm trạng bà bầu: Nguồn DHA trong cá hồi cao hơn rất nhiều so với nguồn DHA chứa trong các loại sữa dinh dưỡng cho bà bầu, có thể giúp cải thiện tâm trạng, ổn định tinh thần cho các bà mẹ trẻ (sau sinh nở, bà bầu thường hay bị xáo trộn về mặt tâm lý sinh ra buồn chán, trầm cảm…).

Bảo vệ tim mạch: Theo kết quả nghiên cứu của Trường Y tế cộng đồng thuộc Đại học Harvard, Mỹ, lượng axít béo omega-3 có trong cá hồi sẽ giúp cải thiện rất hiệu quả đến lượng cholesterol trong máu cũng như huyết áp, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim, làm giảm đột quỵ.

Ngoài ra, oxy hóa bên cạnh tác dụng dinh dưỡng như vitamin A, E, selen, kẽm trong cá hồi giúp bảo vệ bộ gen di truyền trong tế bào của bé và sức khỏe tim mạch của mẹ với các tác nhân ngoại lai.

Phát triển hệ thần kinh và võng mạc mắt của thai nhi: Các vitamin B3, B6, B12 giúp hỗ trợ chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn…và axít béo omega-3 (chủ yếu là DHA) trong cá hồi khá cao giúp cho sự phát triển hệ thần kinh và võng mạc mắt của thai nhi.

Giàu protein và amino acid: Protein trong cá hồi và amino acid rất dễ hấp thụ, tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Trong cá hồi cũng có chứa rất nhiều vitamin thiết yếu như vitamin A, D, phốt pho, magiê, kẽm, và iốt… Đặc biệt canxi trong cá hồi còn góp phần giúp cho xương chắc khỏe.

 

Bà bầu ăn cá hồi sao cho an toàn?

Một trong những lưu ý cho bà mẹ mang thai khi ăn hải sản là cân nhắc, xem xét đến nồng độ thuỷ ngân có trong loại hải sản đó. Bởi thuỷ ngân sẽ có những tác hại đến sự phát triển bình thường của trí não và hệ thần kinh của một đứa trẻ. Những loại cá lớn chẳng hạn như cá kiếm, cá mập, cá lát, cá thu luôn được cho là những loại cá có nồng độ thủy ngân cao hơn so với các loài cá khác. Trong khi đó, cá hồi được xếp vào danh sách các loại cá có chứa hàm lượng thuỷ ngân thấp.

Nhưng theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, để an toàn, phụ nữ mang thai chỉ nên bổ sung khoảng 300g cá hồi/tuần để tránh nhiễm độc thủy ngân. Đồng thời, đây là món ăn cung cấp đạm khá cao, vì vậy mẹ bầu nên ăn vào các bữa ăn chính và mỗi bửa ăn chỉ nên ăn tối đa khoảng 2/3 lượng cá hồi có thể ăn mỗi tuần.

Ngoài ra để đảm bảo cho sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi, bạn nên chọn loại cá có nguồn gốc đảm bảo và cần chế biến cá hồi sạch sẽ và nấu chín trước khi thưởng thức.