5. Có nguy hiểm khi sử dụng quá nhiều Omega-3? 

Chưa có bất kỳ báo cáo nào về tác dụng phụ khi sử dụng trên 3g Omega-3 trong một ngày. Tuy nhiên việc sử dụng vượt quá 3g Omega-3 thì đồng nghĩa bạn đang sử dụng các axit béo như một loại thuốc chữa bệnh vì vậy cần có được sự tư vấn và chỉ định cụ thể từ bác sĩ trước khi sử dụng. 

 

6. Sử dụng Omega-3 có hiệu quả cho bệnh cao huyết áp?

Việc sử dụng đều đặn dầu cá có chứa Omega-3 sẽ làm giúp điều hòa và lưu thông máu. Chính vì vậy sẽ làm giảm áp lực máu. 

 

7. Có phải dầu chứa chất selenium thì tốt hơn dầu cá và sự khác biệt của chúng?

Dầu từ hải cẩu là một loại dầu hoàn toàn khác biệt. Dầu hải cẩu có nguồn gốc từ động vật và loại dầu này chứa ít hàm lượng Omega-3 so với dầu cá. Đã có rất nhiều nghiên cưu về lợi ích mà dầu cá có thể mang lại cho cơ thể người và vì thế loại dầu hải cẩu sẽ có những tác dụng khác cho nên không thể thay thế cho dầu cá.

 

8. Dầu cá Omega-3 có thể sử dụng cùng lúc với các loại thuốc chống đông máu?

Bất cứ ai đang trong quá trình điều trị có liên quan đến các chứng bệnh xơ vữa động mạch, tai biến, tắc nghẽn mạch máu thì cần tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm bổ sung bảo vệ sức khỏe. 

 

9. Sản phẩm dầu cá TRIOMAR có an toàn cho những người dị ứng với cá, tôm, cua?

Viên dầu cá TRIOMAR có chứa dầu cá nguyên chất từ cá. Với những bệnh nhân có dị ứng với cá là do sự phản ứng của cơ thể với các protein có trong cá. Hiện nay, những phương pháp sản xuất vẫn chưa thể tách lọc hoàn toàn các protein có trong cá này, vì vậy việc sử dụng dầu cá có thể sẽ gây dị ứng. 

Chúng tôi khuyên bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ và có thể dùng thử với số lượng nhỏ đối với những ai có tiền sử dị ứng với các loại cá nói riêng và thủy sản nói chung.

 

10. Sự khác biệt giữa EPA và DHA?

EPA và DHA là hai loại thành phần nổi tiếng và đã có rất nhiều bài báo cáo đã chứng minh về tác dụng của các axit béo không no này. 

DHA (viết tắt của Docosahexaenoic axit) là axit béo không no chuỗi dài có 22 carbon và chứa 6 nối đôi, còn EPA (viết tắt của Eicosapentaenoic axit) là axit béo không no chuỗi dài có 20 carbon và chứa 5 nối đôi.

DHA có vai trò quan trọng trong cơ thể, chiếm tới 1/4 lượng chất béo trong não, chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám của não và võng mạc, nằm trong thành phần cấu trúc của màng tế bào thần kinh, nên người ta còn gọi DHA là “gạch xây cho não”.

DHA tạo ra sự độ nhạy của các nơ-ron thần kinh, tăng sự đàn hồi của tế bào não, màng tế bào thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác. DHA cần thiết cho việc hình thành các nơ-ron thần kinh, vận chuyển glucose để cung cấp năng lượng cho não bộ. DHA còn cần thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, sự phát triển hoàn hảo của hệ thần kinh, 93% tế bào võng mạc có thành phần là DHA.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ DHA sẽ giúp phụ nữ mang thai giảm thiểu được các bệnh lý như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, trầm cảm sau sinh… Sức đề kháng và hoạt động tim mạch của bà bầu cũng tăng lên khi được bổ sung đầy đủ DHA trong thời gian mang bầu.

EPA là tên viết tắt của Eicosapentaenoic axit. Tương tự DHA, EPA cũng là một axit béo chuỗi dài có 20 carbon thuộc nhóm axit béo Omega 3.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác dụng chủ yếu của EPA là giúp tạo ra Prostagladin trong máu, có tác dụng ức chế sự đông vón tiểu cầu, giảm và phòng ngừa hình thành huyết khối, đồng thời có thể giảm bớt lượng Cholesterol, giảm bớt Triglyceride trong máu làm giảm độ nhớt dính của máu, giữ cho tuần hoàn được thông thoáng. EPA cũng có tác dụng chống viêm mạnh và được sử dụng trên thực tế như một loại thực phẩm vàng để chống viêm.

Ngoài ra, EPA còn tác dụng làm giảm tình trạng xơ vữa động mạch. Vì vậy EPA có tác dụng tốt đối với việc phòng ngừa và chữa trị các bệnh tim mạch do xơ vữa mạch.

 

Triomar

SẢN PHẨM KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC VÀ KHÔNG CÓ TÁC DỤNG THAY THẾ THUỐC CHỮA BỆNH.

ĐƯỢC NHẬP KHẨU & PHÂN PHỐI BỞI 

HANGNAUY.COM