Bốn loại vitamin và khoáng chất cơ bản cần bổ sung khi Thời tiết nóng.
-
Vitamin C
- nhóm này đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động khác nhau của cơ thể. Bổ sung vitamin C mỗi ngày giúp bạn tăng cường sức đề kháng, phát triển tốt xương, răng và mạch máu, tăng cường khả năng làm việc của cơ thể, đồng thời điều hòa phản ứng oxy hoá khử của tế bào, kéo dài tuổi thọ. Rau, củ, quả tươi ăn hàng ngày như: cam, táo, chanh, kiwi, cà chua, rau lá đậm màu... đều có nhiều vitamin C.
-
Vitamin B
- Gồm các loại Bl, B2, B3, B5, B6, B7, B8, B9, B12. Vitamin nhóm B có tác dụng hỗ trợ quá trình sản xuất năng lượng trong cơ thể cũng như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong tế bào. Cụ thể hơn, vitamin B1 giúp chuyển hoá thức ăn thành chất đường, chất béo... để cung cấp năng lượng cho con người, thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Vitamin B2 và vitamin B5 hỗ trợ hoạt động của gan, chuyển hóa thức ăn, tái tạo mô... Vitamin B12 thúc đẩy chức năng của hệ thống thần kinh, kích thích ngon miệng, tăng cường trí nhớ và sự tập trung, phòng ngừa ung thư, dị ứng, nhiễm độc. Vitamin B6 cũng giúp ích rất nhiều cho việc sử dụng chất đạm, tạo hồng cầu. Có thể tìm thấy vitamin nhóm B trong thịt, cá, các sản phẩm từ sữa, súp lơ, ngô, bánh mì nguyên hạt...
-
Vitamin D
- Ngoài khả năng giúp xương chắc khỏe nhờ điều phối chuyển hóa canxi, vitamin D còn có vai trò kiểm soát và điều phối gần 1.000 gen, có mặt ở khắp các mô và tế bào trong cơ thể. Cung cấp vitamin D (biotin) mỗi ngày sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hoá năng lượng, giúp cơ thể hấp thu tốt các dưỡng chất, đặc biệt là canxi và phốt- pho rất tốt cho xương. Quan trọng nhất là nó giúp ngăn chặn quá trình phát triển và phân chia của tế bào ung thư.
Tuy nhiên, cơ thể người không tự tổng hợp được vitamin D.
Vì vậy, bạn có thể bổ sung loại vitamin này qua việc tắm nắng hoặc ăn các loại thực phẩm như trứng, sữa, ngũ cốc...
-
Vitamin E
- Từ lâu, vitamin E đã được coi như “thần dược” của cơ thể con người bởi chúng có nhiều công dụng như: làm giảm tiến trình lão hóa của da và tóc, cải thiện tình trạng da khô sạm, tóc gãy rụng... Bổ sung vitamin E hàng ngày chính là cách bảo vệ tế bào, hỗ trợ các hoạt động của hồng cầu, giúp da mịn màng, đồng thời góp phần phòng chống các bệnh tim mạch... Vitamin E có trong hạnh nhân, hạt hướng dương, quả óc chó...
Các loại dưỡng chất khác
Để phát triển toàn diện, ngoài vitamin, cơ thể cần được bó sung các loại dưỡng chất khác. Folic acid giup ích cho quá trình tổng hợp AND, phòng chỏng thiếu máu do suy dinh dưỡng, đặc biệt trong trường hợp nhiễm trùng. Niacin (PP) giúp hệ thần kinh và da lành mạnh, tiêu hoá tốt. Kẽm hỗ trợ tiêu hoá, làm vết thương mau lành và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, thúc đẩy sự phát triển của não bộ, có ích cho người bị bệnh tiểu đường. Selenium giup ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, viêm nhiễm.
Cách bổ sung đầy đủ các vitamin và dưỡng chất thiết yếu
Cần cân đối thành phần trong bữa ăn hàng ngày để không bỏ sót các loại vitamin và dưỡng chất thiết yếu giúp cơ thể phát triển toàn diện.
Mùa hè, bữa ăn hàng ngày cần đầy đủ bốn nhóm thực phẩm (nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm rau xanh và quả chín) và đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn. Mùa hè làm con người mệt mỏi, dễ dẫn đến giảm cảm giác ngon miệng. Vì vậy, cần chú ý tới 2 nhóm thực phẩm giàu chất đạm, nhóm rau xanh và quả chín. Lưu ý một số món ăn, thực phẩm bổ dưỡng như sau:
- Món súp: món súp chủ yếu là nước loại súp: súp ngô, súp rau, súp thịt... Súp là món dễ ăn, dễ hấp thu, là món khai vị trong bữa ăn, hoặc ăn bổ sung thêm ngoài bữa chính.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa là những thực phẩm bổ dưỡng, dễ hấp thu, giàu canxi và protein. Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa ngoài việc cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi rất cần thiết với trẻ em về phát triển chiều cao, người lớn phòng loãng xương.
- Ăn nhiều các loại rau xanh để bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ. Nhữngmón ăn luộc, nấu rất phù hợp với mùa hè. Hạn chế sử dụng các gia vị gây nóng như: ớt, gừng, tỏi, hạt tiêu...
- Uống nước và bổ sung nước thời tiết nóng bức: Nhu cầu nước hàng ngày của cơ thể tuỳ theo điều kiện sinh hoạt, thời tiết, tình trạng lao động, tình trạng sinh lý như mang thai, cho con bú, hoặc tình trạng bệnh lý như sốt, tiêu chảy, mắc các bệnh nhiễm trùng và các bệnh rối loạn chuyển hoá. Người trưởng thành cần 35ml nước cho 1kg thể trọng. Nhu cầu nước của trẻ em cao gấp 3 - 4 lần. Trung bình mỗi người cần 6 - 8 cốc nước/ngày (tương đương 1,5 - 2,0 lít). Nước đưa vào cơ thể dưới dạng thức ăn và đồ uống (nước chín, nước chè tươi, cà phê, trà, nước trái cây,...).
Đặc biệt, thời tiết nóng bức, một số người thích uống nước đá để thỏa mãn cơn nóng bức và khát nước, hoặc ở trong phòng điều hòa với nhiệt độ quá thấp không tốt cho sức khỏe nhất là trẻ em và người già. Khi dùng điều hòa, chỉ để nhiệt độ thấp hơn bên ngoài từ 1oC - 2oC, dùng chế độ tự động, không để khí mát điều hòa chiếu thẳng vào người. Nếu để nhiệt độ thấp hơn nhiều với bên ngoài, khi chúng ta ra ngoài sự chênh lệch nhiệt độ quá cao không tốt cho sức khỏe, nhất là những người mắc bệnh tim mạch.