Vitamin B là gì? Phân loại và vai trò của vitamin B với cơ thể

Vitamin B là gì?

Vitamin B là tên gọi để chỉ một nhóm các vitamin hòa tan trong nước có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế bào. Các vitamin nhóm B từng được cho là một loại vitamin duy nhất và thường được gọi chung là vitamin B. Vitamin B là một trong những loại vitamin thiết yếu của cơ thể. Vitamin là những thành phần thiết yếu cho cơ thể trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, nhưng cơ thể lại không thể tự sản xuất được.

  • Vitamin B1 còn được gọi là thiamin – Vitamin B1 là một dẫn xuất có chứa lưu huỳnh của thiazole và pyrimidine. Vitamin B1 có công thức hoá học C12H17N4OS, được tìm thấy đầu tiên trong 8 loại Vitamin B tổng hợp gồm: B2 B3, B5, B6, B7, B8, B9, B12. Loại Vitamin này tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, rất nhảy cảm với nhiệt độ, phân hủy khi nấu chín, hàm lượng không thay đổi khi được trữ đông lạnh, được hòa tan trong nước.
  • Vitamin B6 còn được gọi là pyridoxine. Vitamin B6 là một loại vitamin nhóm B tan trong nước, hoạt động như một coenzym giúp chuyển hóa tryptophan thành niacin. Vitamin B6 là chất tham gia trong sự chuyển hoá nitrogen, sinh tổng hợp acid nucleic.
  • Vitamin B9 hay còn gọi là Acid folic. Vitamin B9 là một chất thuộc vitamin nhóm B. Đây là một chất rất cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào cũng như sự hình thành của tế bào máu. Acid folic có nhiều trong các thực phẩm như rau lá xanh, hoa quả, đỗ hạt, lê và các loại hạt, thực phẩm lên men và thịt bò,...
  • Vitamin B12 là một loại vitamin tan trong dầu, nó có nhiều dạng khác nhau. Nó có chứa khoáng chất coban nên các hợp chất Vitamin B12 thường được gọi chung là cobalamins. Hai dạng vitamin B12 hoạt động trong chuyển hóa ở người là methylcobalamin và 5-deoxyadenosylcobalamin.

CHỨC NĂNG

Vitamin B

  • Vitamin B đóng vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất, hệ thần kinh, mắt, cơ bắp, các cơ quan, da và tóc.
  • Vitamin B là nguyên liệu cần thiết trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và hoạt động điều hòa các phản ứng hóa học trong cơ thể của các enzyme, protein.
  • Các nguồn cung cấp vitamin B tốt nhất là rau, hoa quả, thịt và cá.
  • Vitamin B có thể giảm nguy cơ đột quỵ, đẹp da và tóc: đột quỵ là tình trạng cục máu đông ngăn dòng máu chảy vào não. Bổ sung vitamin B từ thực phẩm hoặc các loại thuốc bổ sung giúp giảm 7% nguy cơ đột quỵ. Vitamin B đóng một vai trò trong sự trao đổi chất và duy trì da, tóc khỏe mạnh.

Vitamin B1

  • Vitamin B1 ngăn chặn bệnh tê phù Beriberi: Những người bị suy dinh dưỡng hoặc uống quá nhiều rượu thường có nguy cơ mắc bệnh beriberi cao. Thiếu hụt vitamin B1 (thiamine) gây ra bệnh tê phù beriberi - một căn bệnh ảnh hưởng đến tim, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Ngoài ra Vitamin B1 cũng giúp tăng tuần hoàn máu.
  • Vitamin B1 tốt cho hệ thần kinh: Vitamin B1 là một chất chuyển vận thần kinh có dẫn truyền xung đột thần kinh tại hệ thần kinh trung ương (não, tủy sống) cũng như hệ thần kinh ngoại biên. Vai trò của B1 cũng rất quan trọng trong chức năng của cơ nói chung và tim nói riêng, cùng như đối với trí nhớ.
  • Vitamin B1 đối với tế bào: giúp chuyển hóa năng lượng, nhất là chuyển hóa glucid, cho phép và điều hòa khả năng sử dụng glucid.

Vitamin B1

Vitamin B6

  • Vitamin B6 có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Nhu cầu vitamin B6 cần thiết hàng ngày là 1,3 mcg đối với người lớn. Những thực phẩm giàu vitamin B6 bao gồm chuối, đậu, cà rốt, phô mai, thịt gà, đậu lăng, gạo nức, cá ngừ, hạt hướng dương, bột ngũ cốc nguyên hạt, tôm, rau bina và cá hồi.
  • Giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, giúp cơ thể chống lại nhiễm khuẩn. Phụ nữ mang thai và cho con bú cần cung cấp đủ vitamin B6 giúp phát triển não bộ của trẻ.

Vitamin B6

Vitamin B9 (acid Folic)

  • Vitamin B9, còn được gọi là axit folic hoặc folic, giúp tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
  • Người trưởng thành nên bổ sung 400 mcg folate mỗi ngày. Vitamin B9 được tìm thấy trong các loại rau lá xanh đậm, ngũ cốc, bánh mì, các loại hạt và đậu.
  • Acid folic - vitamin B9 làm trưởng thành tế bào hồng cầu thông qua việc tổng hợp purine, pyrimidines, đồng thời nó cũng tham gia trong sự phát triển methionine của hệ thần kinh bào thai.

Vitamin B9 (acid Folic)

Vitamin B12

  • Vitamin B12 để ngăn ngừa bệnh thiếu máu: Vitamin B12 giúp các tế bào máu và các tế bào thần kinh luôn khỏe mạnh.
  • Người trưởng thành cần 2,4 mcg vitamin B12 mỗi ngày. Thực vật và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật không chứa vitamin B12, vì vậy người ăn chay có thể bị thiếu hụt loại vitamin này. Các nguồn cung cấp vitamin B12 tự nhiên là cá và các sản phẩm từ thịt, men dinh dưỡng và ngũ cốc.
  • Vitamin B12 là tham gia vào việc sửa chữa, tái tạo thần kinh ngoại biên.

Vitamin B12

NHU CẦU

Vitamin B1

  • Vitamin B1 được tìm thấy trong các loại thực phẩm như yến mạch, sữa khô, cam, quả hạch, trứng, các loại hạt, đậu Hà Lan, đậu... Đối với phụ nữ, lượng vitamin B1 được khuyến cáo hàng ngày là 1,1 mg và nam giới là 1,2 mg/ngày. Vitamin B1 cũng giúp tăng tuần hoàn máu.

Vitamin B6

  • Lượng vitamin B6 cần cho mỗi ngày là 0.5 mg (trẻ 1-3 tuổi) và 0.6mg (trẻ 4-8 tuổi). Nếu trẻ thiếu hụt vitamin B6 thì sẽ bị thiếu máu và có các triệu chứng về da như ban đỏ hoặc vết nứt quanh miệng, nghiêm trọng hơn có thể bị trầm cảm, lơ mơ, buồn nôn, dễ nhiễm trùng và viêm da.
  • Vitamin B6 có trong đậu xanh, cá ngừ, cá hồi, ngũ cốc nguyên hạt, gan bò, thịt bò xay, ức gà, dưa hấu, khoai tây, rau bina.

Vitamin B9

  • Vitamin B9 có trong thịt, ngũ cốc nguyên hạt, củ cải tía, các loại quả họ cam chanh, cá, ngũ cốc bổ sung, các loại đậu, các loại rau xanh, gan và thận.
  • Lượng vitamin B9 được khuyến cáo hằng ngày là 150 mg (trẻ 1-3 tuổi) và 200 mg (trẻ 4-8 tuổi).

Vitamin B12

  • Vitamin B12 có trong thịt và các loại sản phẩm từ sữa, vì vậy những người ăn chay thường dễ mắc các bệnh do thiếu vitamin B12. Nguồn cung cấp duy nhất khi đấy là những loại thực phẩm bổ sung.
  • Vitamin B12 còn có trong trứng, phô mai, sữa, cá, sò, giáp xác, gan, thận, thịt đỏ.
  • Lượng vitamin B12 hằng ngày là 0.9 µg (trẻ 1-3 tuổi) và 1.2 µg (trẻ 4-8 tuổi).

Những vấn đề cần lưu ý

Vitamin B1

  • Vitamin B1 hay thiamine có vai trò trong quá trình chuyển hoá carbohydrate, mỡ, acid amine, đường, rượu. Nếu thiếu loại vitamin này sẽ giảm khả năng chuyển hóa đường (glucose) và hậu quả là giảm năng lượng. Sự thiếu hụt vitamin B1 còn gây ra sự rối loạn trong việc dẫn truyền thần kinh, gây phù nề các tổ chức và giảm khả năng sử dụng oxy (O2) của tế bào. Cơ tim, thần kinh, gan, thận, cơ bắp... là những tổ chức có nhu cầu cao về vitamin B1. Vì vậy, nếu thiếu hụt cấp tính, triệu chứng suy cơ tim cấp xuất hiện đầu tiên, còn các triệu chứng khác xuất hiện từ từ hoặc chỉ xuất hiện rõ khi thiếu vitamin B1 mạn tính.
  • Người bị thiếu vitamin B1 giai đoạn đầu thấy chán ăn, bực bội, thờ ơ và người mệt mỏi. Nếu thiếu vitamin B1 nặng, kéo dài gây ra bệnh tê phù (BeriBeri). Hội chứng Wernicke-Korsakoff là một hội chứng thần kinh - tinh thần cũng hay gặp ở bệnh nhân nghiện rượu gây thiếu vitamin B1 nặng, kéo dài.
  • Khi phát hiện thiếu vitamin B1 phải điều trị càng sớm càng tốt. Có thể tiêm hoặc uống vitamin B1, đồng thời thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất để hỗ trợ điều trị. Muốn phòng bệnh cần ăn gạo không xay xát quá kỹ; chọn các thực phẩm giàu vitamin B1 trong thực đơn hằng ngày như đậu, rau, thịt, cá trứng, sữa; hạn chế uống rượu, thường xuyên bổ sung vitamin B1 cho người nghiện rượu.

Phòng bệnh Beriberi

  • Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng bao gồm những thực phẩm giàu thiamin là biện pháp phòng bệnh tốt nhất. Các thực phẩm giàu thiamin bao gồm:- Rau xanh; các loại cây họ đậu; thịt; cá; các loại hạt nguyên cám; các loại quả hạch; các sản phẩm bơ sữa.
  • Nhiều sản phẩm ngũ cốc có bổ sung 100% nhu cầu thiamin khuyến nghị hàng ngày.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú nên được kiểm tra tình trạng thiếu vitamin định kỳ. Các sản phẩm sữa công thức cho trẻ em nên được bổ sung đủ  nhu cầu thiamin của trẻ.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn cũng giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Beriberi. Những đối tượng nghiện rượu cũng nên được kiểm tra tình trạng thiếu vitamin B1 thường xuyên.

Vitamin B6

  • Việc thiếu nhóm vitamin B6 sẽ gây ra các cơn động kinh, thiếu máu, bệnh lý thần kinh.
  • Nếu người lớn ăn uống đầy đủ chất trong bữa ăn thì ít gặp phải tình trạng thiếu vitamin B6. Có thể lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin B6 như: ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, cà chua, chuối, ngô, táo, nho, dứa, cam, gan, thịt, trứng, cá... Tuy nhiên, nếu để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh hay chế biến ở nhiệt độ cao thì hàm lượng vitamin B6 sẽ bị làm giảm đáng kể.

Vitamin B9

  • Việc thiếu acid folic là nguyên nhân gây ra các bệnh thiếu máu hồng cầu to, khiếm khuyết ống thần kinh bào thai và lú lẫn tinh thần. Khi cơ thể thiếu vitamin B9 có các triệu chứng: giảm trí nhớ, bị thiếu máu, suy nhược, da nứt... cũng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như tim đập nhanh, dị tật bào thai, bệnh loãng xương, ung thư ruột và giảm bạch cầu, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.
  • Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt vitamin B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.
  • Nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin B9: gan, thận, rau xanh, phô mai, nấm, các loại đậu, súp lơ, cam, chuối, gạo, men bia...

Vitamin B12

  • Thiếu vitamin B12 dẫn đến thiếu cobalamine và là nguyên nhân gây ra các bệnh lý thần kinh ngoại biên. Thiếu hụt vitamin B12 cũng liên quan đến bệnh lý thần kinh tiểu đường. Ở những bệnh nhân tiểu đường sự thiếu hụt vitamin này có thể là do chính căn bệnh tiểu đường hay do việc sử dụng các thuốc điều trị đường huyết như metformine. Ở những bệnh nhân suy thận, bệnh lý thần kinh ngoại biên cũng là do sự thiếu hụt vitamin B12.
  • Vitamin B12 có nhiều trong thức ăn động vật như trứng, thịt cừu, thịt gà. Ngoài ra, các loại thực phẩm như sữa, sữa chua, nấm cũng chứa hàm lượng cao vitamin này. Khi bổ sung bằng thực phẩm mà cơ thể vẫn thiếu vitamin B12 thì cần phải bổ sung bằng thuốc. Việc uống thuốc cần phải được bác sĩ chỉ định.