Hầu hết mọi người đều biết rằng cơ thể rất cần có một lượng vitamin vừa đủ để giữ gìn sức khỏe. Nhưng đa phần, họ vẫn chưa hiểu rõ về cách bổ sung lượng vitamin như thế nào là đúng. Hãy cùng #Thực phẩm chức năng NAUY tìm hiểu để biết bạn nên sử dụng loại thực phẩm nào để có thể mang đến đầy đủ các #Vitamin cần thiết. Các kiến thức về chế độ ăn uống hợp lý cũng như những thực phẩm giàu vitamin sau đây sẽ giúp ích cho bạn.


Vitamin A

Còn có các tên là retinol, axerophthol, xerath, vitamin A tồn tại trong tự nhiên gồm 2 dạng:

Retinol: dạng hoạt động của vitamin A, nó được đồng hoá trực tiếp bởi cơ thể.
Tiền vitamin A: nó chính là một tiền chất của vitamin A được biết đến nhiều dưới tên β-Carotene. Tiền chất này được chuyển hoá bởi ruột thành vitamin A để cơ thể có thể sử dụng.

Vitamin A

  • Thị giác: mắt được cấu tạo bởi các sắc tố có chứa vitamin A. Nó được hấp thụ bởi luồng thần kinh được vận chuyển nhờ dây thần kinh thị giác. Vì vậy sự có mặt của vitamin A là một phần không thể thiếu đối với việc đảm bảo thị giác của con người.
  • Các mô: Vitamin A kích thích quá trình phát triển của các biểu mô như mô sừng, ruột và các con đường hô hấp. Nó cũng ảnh hưởng đặc biệt đến da, kích thích sự liền sẹo và phòng ngừa các chứng bệnh của da như bệnh trứng cá.
  • Sự sinh trưởng: do vai trò quan trọng trong sự phát triển tế bào của con người, nên vitamin A là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của phôi thai và trẻ em. Vitamin A còn có vai trò đối với sự phát triển của xương, thiếu vitamin A làm xương mềm và mảnh hơn bình thường, quá trình vôi hoá bị rối loạn.
  • Hệ thống miễn dịch: do các hoạt động đặc hiệu lên các tế bào của cơ thể, vitamin A tham gia tích cực vào sức chống chịu bệnh tật của con người.
  • Chống lão hoá: Vitamin A kéo dài quá trình lão hoá do làm ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do.
  • Chống ung thư: hoạt động kìm hãm của nó với các gốc tự do cũng dẫn đến ngăn chặn được một số bệnh ung thư.

 

Vitamin B1

Còn có các tên là thiamin, aneurin... Vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra năng lượng cần thiết cho các hoạt động chức năng của con người.

Vai trò:

Đồng hoá đường: vitamin B1 cần thiết cho việc tạo ra một loại enzyme (tham gia vào thành phần của coenzyme) quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hoá đường và quá trình phát triển của cơ thể. Khi thiếu vitamin B1 axit pyruvic sẽ tích lũy trong cơ thể gây độc cho hệ thống thần kinh. Vì thế nhu cầu vitamin B1 đối với cơ thể tỉ lệ thuận với nhu cầu năng lượng.
Nhân tố ngon miệng: kích thích sự tạo thành một loại enzyme tham gia vào quá trình đồng hoá thức ăn, kích thích cảm giác thèm ăn.
Sự cân bằng về thần kinh: Vitamin B1 tham gia điều hòa quá trình dẫn truyền các xung tác thần kinh, kích thích hoạt động trí óc và trí nhớ.

 

Vitamin B2

Còn có các tên là riboflavin... Vitamin B2 giữ vai trò xác định trong các phản ứng của một số enzyme cần thiết cho quá trình hô hấp (tham gia vào thành phần của các enzyme vận chuyển hiđrô).

Vai trò:

Cân bằng dinh dưỡng: vitamin B2 tham gia vào sự chuyển hoá thức ăn thành năng lượng thông qua việc tham gia sự chuyển hoá glucid, lipid và protein bằng các enzyme.
Nhân tố phát triển
Tình trạng của da
Thị giác: vitamin B2 có ảnh hưởng tới khả năng cảm thụ ánh sáng của mắt.


Vitamin B5

Vitamin B5 có rất nhiều trong tự nhiên nhưng dễ mất đi trong quá trình chế biến. Ít người biết được đây là một trong những loại vitamin thiết yếu đối với con người.
Vitamin B5 còn được gọi là acid pantothenic, pantothenate; đây là một vitamin tan trong nước, có rất nhiều trong tự nhiên, nhưng cũng rất dễ mất đi trong quá trình chế biến.

Vitamin B5 được tìm thấy trong tất cả các tế bào sống, nó có rất nhiều trong các nhóm thực phẩm như thịt, rau quả tươi, trứng, ngũ cốc, các loại đậu, sữa.... Vitamin này thường rất kén chọn môi trường, nó dễ dàng bị mất đi ở môi trường đông lạnh, hoặc các thực phẩm chế biến, đóng hộp, lượng vitamin B5 cũng mất đi đáng kể.

  • Làm óng tóc khỏe da
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch
  • Tăng cường mức độ hemoglobin
  • Giảm căng thẳng (stress), lo âu
  • Cải thiện khả năng miễn dịch
  • Cần thiết cho quá trình tăng trưởng
  • Cải thiện sức chịu đựng, tăng độ dẻo dai


Vitamin C

Còn có các tên là acid ascorbic.. Vitamin C là một chất chống oxy hoá tốt, nó tham gia vào nhiều hoạt động sống quan trọng của cơ thể.

Vitamin C
 

Vai trò:

 

  • Kìm hãm sự lão hoá của tế bào: nhờ phản ứng chống oxy hoá mà vitamin C ngăn chặn ảnh hưởng xấu của các gốc tự do, hơn nữa nó có phản ứng tái sinh mà vitamin E - cũng là một chất chống ôxy hoá - không có.
  • Kích thích sự bảo vệ các mô: chức năng đặc trưng riêng của viamin C là vai trò quan trọng trong quá trình hình thành collagen, một protein quan trọng đối với sự tạo thành và bảo vệ các mô như da, sụn, mạch máu, xương và răng.
  • Kích thích nhanh sự liền sẹo: do vai trò trong việc bảo vệ các mô mà vitamin C cũng đóng vai trò trong quá trình liền sẹo.
  • Ngăn ngừa ung thư: kết hợp với vitamin E tạo thành nhân tố quan trọng làm chậm quá trình phát bệnh của một số bênh ung thư.
  • Tăng cường khả năng chống nhiễm vi khuẩn: kích thích tổng hợp nên interferon - chất ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virut trong tế bào.
  • Dọn sạch cơ thể: vitamin C làm giảm các chất thải có hại đối với cơ thể như thuốc trừ sâu, kim loại nặng, CO, SO2, và cả những chất độc do cơ thể tạo ra.
  • Chống lại chứng thiếu máu: vitamin C kích thích sự hấp thụ sắt bởi ruột non. Sắt chính là nhân tố tạo màu cho máu và làm tăng nhanh sự tạo thành hồng cầu, làm giảm nguy cơ thiếu máu.

 

Vitamin D

Còn có các tên là antirachitic factor, calcitriol... Đây là một nhóm hóa chất trong đó về phương diện dinh dưỡng có 2 chất quan trọng là ecgocanxiferon (vitamin D2) và colecanxiferon (vitamin D3). Trong thực vật ecgosterol, dưới tác dụng của ánh nắng sẽ cho ecgocanxiferon. Trong động vật và người có 7 dehydro-cholesterol, dưới tác dụng cửa ánh nắng sẽ cho colecanxiferon.

Vitamin D

Vai trò:

Hình thành hệ xương: vitamin này tham gia vào quá trình hấp thụ canxi và photpho ở ruột non, nó còn tham gia vào củng cố, tu sửa xương.
Cốt hóa răng: tham gia vào việc tạo ra độ chắc cho răng của con người.
Chức năng khác: vitamin D còn tham gia vào điều hoà chức năng một số gen. Ngoài ra, còn tham gia một số chức năng bài tiết của insulin, hormon cận giáp, hệ miễn dịch, phát triển hệ sinh sản và da ở nữ giới.

Vitamin E

Còn có các tên là tocopherol... Vitamin E là một chất chong oxy hoá tốt do cản trở phản ứng xấu của các gốc tự do trên các tế bào của cơ thể.

Vitamin E
 

Vai trò:

  • Ngăn ngừa lão hoá: do phản ứng chống oxy hoá bằng cách ngăn chặn các gốc tự do mà vitamin E có vai trò quan trọng trong việc chống lão hoá.
  • Ngăn ngừa ung thư: kết hợp với vitamin C tạo thành nhân tố quan trọng làm chậm sự phát sinh của một số bệnh ung thư.
  • Ngăn ngừa bệnh tim mạch: vitamin E làm giảm các cholesterol xấu và làm tăng sự tuần hoàn máu nên làm giảm nguy cơ về các bệnh tim mạch.
  • Hệ thống miễn dịch: kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường bằng việc bảo vệ các tế bào...

 

Vitamin B7

Vitamin B7
 

Vitamin B7, còn được gọi là Biotin, vitamin rất quan trọng cho tóc và móng. Biotin có tác dụng giúp tóc mọc nhanh, khỏe và dày hơn. Biotin còn có vai trò ổn định đường huyết. Thiếu biotin gây rụng tóc, móng giòn, dễ gãy, Biotin là một vitamin cần thiết cho sự hoạt động của các enzym chuyển vận các đơn vị carboxyl và gắn carbon dioxyd và cần cho nhiều chức năng chuyển hóa, bao gồm tân tạo glucose, tạo lipid, sinh tổng hợp acid béo, chuyển hóa propionat và dị hóa acid amin có mạch nhánh. Chế độ ăn uống cung cấp mỗi ngày 150 - 300 microgam biotin được coi là đủ. Một phần biotin do vi khuẩn chí ở ruột tổng hợp cũng được hấp thu.

Nguồn cung cấp từ thức ăn Vitamin B7

Thịt, lòng đỏ trứng, sữa, cá và loại quả hạt có nhiều botin. Biotin bền vững khi đun nóng, nhưng kém bền trong môi trường kiềm. Thiếu hụt biotin ở người có thể xảy ra ở những tình trạng sau: Thiếu dinh dưỡng protein năng lượng; ăn dài ngày lòng trắng trứng sống (có chứa avidin là một glycoprotein, liên kết mạnh với biotin, do đó ngăn cản sự hấp thu chất này); nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa mà không bổ sung biotin ở những người bệnh kém hấp thu; ở người có khiếm khuyết bẩm sinh về các enzym phụ thuộc biotin.

Các dấu hiệu và triệu chứng thiếu hụt biotin bao gồm viêm da bong, viêm lưỡi teo, tăng cảm, đau cơ, mệt nhọc, chán ăn, thiếu máu nhẹ và thay đổi điện tâm đồ và rụng tóc. Tuy nhiên, các triệu chứng này đều đáp ứng với biotin liều thấp.

Lợi ích cho sức khỏe từ Biotin (Vitamin B7)
 

  1. Tăng cường trao đổi chất
    • Như nói ở trên, biotin là chất xúc tác để kiểm soát một số phản ứng trao đổi chất cung cấp năng lượng từ sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng quan trọng như chất béo, protein, và carbohydrate. Các quá trình này rất quan trọng đối với cơ thể con người đảm bảo hoạt động thường xuyên trong trạng thái khỏe mạnh nhất.
       
  2. Chăm sóc da
    • Biotin là thành phần thiết yếu duy trì sức khỏe cho da và tóc, hay móng tay, móng chân trong tình trạng tốt. Biotin giúp tái sinh màu da sau khi trải qua ô nhiễm hay sức khỏe yếu kém. Đây là lý do hiểu rằng biểu hiện rõ rệt nhất của người thiếu biotin là rụng tóc và da đầu có gầu, hãy bổ sung ngay vitamin B7 trong chế độ ăn uống của bạn.
       
  3. Bảo trì mô
    • Biotin giúp tăng trưởng và duy trì các mô cơ và sửa chữa các mô này trong trường hợp có bất kỳ loại tổn thương nào. Vitamin B7 đảm bảo hoạt động đúng đắn của các mô hệ thần kinh, cùng với sự phát triển tối ưu của tủy xương.
       
  4. Giảm cân
    • Biotin rất hữu ích trong việc giảm mỡ thừa từ cơ thể và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Những người bị béo phì thường được khuyến cáo bởi các bác sĩ cung cấp thêm nguồn thực phẩm chứa loại vitamin này trong chế độ ăn uống hàng ngày của họ.
       
  5. Bảo vệ tim
    • Biotin hỗ trợ đảm bảo hoạt động của tim diễn ra đúng đắn, giúp giảm cholesterone trong cơ thể mà luôn là mối nguy cho chứng bệnh xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.
       
  6. Tối ưu hóa sức khỏe
    • Kiểm soát lượng đường trong máu
       
  7. Lợi ích khác
    • Biotin chắc chắn cũng vô cùng hữu ích trong điều trị các bệnh rụng tóc, bệnh Parkinson, và nấm candida âm đạo. Thậm chí, biotin còn hỗ trợ điều trị chứng bệnh nghiêm trọng nhất định như viêm da tiết bã, bệnh Crohn và bệnh thần kinh ngoại vi.

 

Omega 3

Omega-3 là một axit béo không no thiết yếu cho cơ thể. Bản thân chúng ta không thể tự tổng hợp và tạo ra omega-3 được, do vậy cách duy nhất để cung cấp loại axit béo này cho cơ thể là ăn các loại thực phẩm giàu omega-3. Có nhiều loại axit béo omega-3 nhưng có 3 loại phổ biến nhất là Ecosapentaenoic axit (EPA), Ecosapentaenoic axit (EPA) và Alpha lipoic axit (ALA). 

Cá hồi là loại thực phẩm chứa nhiều Omega 3 nhất. Song song với nó là các loại hạt như: Hạt điều, hạt óc chó, hạnh nhân, …

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Omega-3 là gì? 12 lợi ích sức khỏe từ omega-3 và cách bổ sung

Omega 3


KẼM

Kẽm


Kẽm có tác dụng giúp điều trị rối loạn của nang tóc, thu nhỏ nang lông giúp tóc giảm gãy rụng, chắc khỏe và mọc dày hơn.
Kẽm có chứa rất nhiều trong con Hàu. Bạn có thể ăn sống hoặc chế biến món ăn từ hàu theo sở thích của mình để bổ sung kẽm cho cơ thể. Ngoài ra kẽm còn chứa trong thịt bò, cá hồi, nấm và một số loại hạt, …

 

SẮT

SẮT


Khoa học đã chứng minh nếu thiếu sắt có thể gây ra hiện tượng rụng tóc thành từng mảng khiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mĩ.
Vậy nên ngay từ hôm nay bạn hãy bổ sung thực phẩm chứa nhiều sắt như lòng đỏ trứng, cải bó xôi, cải xoong, thịt bò, …

 

PROTEIN

Protein là một chất dinh dưỡng giúp bạn nuôi dưỡng, sản sinh và phục hồi sức mạnh cho cơ bắp. Nó là những chuỗi amino axit dài tạo thành nền tảng của cuộc sống. Chúng giống như những máy móc tạo ra tất cả các sinh vật sống, dù là vi rút, vi khuẩn, bướm, sứa, thực vật hay chức năng của con người. Protein theo tiếng Việt có nghĩa là chất đạm có rất nhiều trong các loại thịt đỏ, trứng, và một số loại thực vật như rau, đậu…Nó cung cấp 10-15% lượng năng lượng cần thiết để các cơ bắp có thể hoạt động và phát triển bình thường.

Protein

Nếu bạn muốn tăng cơ, giảm mỡ và thân hình săn chắc, bạn cần phải bổ sung protein đầy đủ để có thể đẩy nhanh quá trình tăng cơ, giảm mỡ 1 cách tối ưu nhất.

Chức năng chính của Protein trong cơ thể là gì ?

Đối với cơ thể Protein chiếm 1 vai trò khá quan trọng, bao gồm các chức năng như

  • Tăng cơ bắp để nâng đỡ cơ thể
  • Cân bằng các hoạt động sinh lý của cơ thể.
  • Tham gia vào các chức năng hoạt động của các tế bào.
  • Cảm nhận, đáp ứng các kích thích của môi trường.
  • Dự trữ dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Giúp cơ thể tăng trưởng và sửa chữa tế bào.
  • Đóng vai trò vận chuyển trong cơ thể.


MAGIE

MAGIE

Hoàn thiện chế độ ăn của bạn với các thực phẩm giàu magie để giúp xương chắc khỏe, cơ bắp và các dây thần kinh hoạt động tốt.
Trên thực tế, gần như mọi chức năng và mô trong cơ thể đều cần đến sự hỗ trợ của một hệ miễn dịch khỏe mạnh để ngăn ngừa chứng viêm, tăng cường sức khoẻ tim mạch và thậm chí có thể giảm nguy cơ đau tim. Nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy lượng magiê hàng ngày cao giúp giảm 33% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu khác còn thấy magie giúp ngăn ngừa trầm cảm và chứng đau nửa đầu. Mặc dù có rất nhiều thuốc giúp bổ sung magie, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tốt nhất là bạn nên cung cấp magie cho cơ thể từ chế độ ăn uống.

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm giàu hàm lượng magiê. Bạn có thể tham khảo để bổ sung chất dinh dưỡng này tốt nhất cho cơ thể.

Gạo, lúa mì, và yến mạch
Gạo, lúa mì, yến mạch là những thực phẩm bổ sung magiê tuyệt vời. Cứ 100gr gạo thô chứa 781mg magiê  (chiếm 195% lượng magiê cơ thể bạn cần mỗi ngày), trong khi đó, 100gr lúa mì chứa 611mg magiê và 100gr yến mạch chứa 235mg magiê.

Các loại thảo mộc khô
Các loại thảo mộc khô cũng chứa các vitamin và có tác dụng tăng cường sức khỏe tốt. Trong đó, rau mùi khô chứa nhiều magiê nhất, 100gr rau mùi có chứa 694mg. Ngoài rau mùi, hẹ, bạc hà, sage, basil… khô cũng chứa khá nhiều magiê.

Hạt bí ngô, bí đao, dưa hấu
100gr hạt bí đao hoặc bí ngô có chứa 535mg magiê, còn 100gr hạt dưa hấu cung cấp 515mg. Do vậy, bạn đừng bỏ qua loại thực phẩm vừa ngon vừa hữu ích này nhé.

Bột ca cao và sôcôla đen
Cả hai loại thực phẩm này ngày càng được đánh giá cao về tác dụng đối với sức khỏe. 100gr bột ca cao cung cấp 499mg magiê và 100gr bột sôcôla đen cung cấp 327mg.

Hạt lanh, hạt mè, và bơ mè (Tahini)
Dầu hạt lanh và hạt vừng được coi là tốt cho tim. Ngoài ra, chúng còn là những nguồn cung cấp magiê rất phong phú. Hạt lanh cung cấp 392mg magiê trong mỗi 100gr hạt lanh. 100gr hạt mè có chứa 351gr magiê và 100gr bơ mè cung cấp 362mg magiê.

Hạt hướng dương
Ai cũng biết rằng, hạt hướng dương là thực phẩm hàng đầu về lượng vitamin E. Thế nhưng, hạt hướng dương cũng chứa rất nhiều thiamin và magiê. 100mr hạt hướng dương cung cấp 325mg magiê, chiếm 81% lượng magiê bạn cần mỗi ngày.

Hạt hạnh nhân và hạt điều
Các loại hạt này có thể bổ sung cho món salad và súp để được các món ăn nhẹ. Hạnh nhân cung cấp 286mg cho mỗi 100gr và hạt điều cung cấp 273mg trong mỗi 100gr.

Đậu nành rang khô
Đậu nành rang khô có thể trở thành bữa ăn nhẹ khi kết hợp với xà lách. Cứ 100gr đậu nành rang khô có chứa 228mg magiê, chiếm 57% lượng magiê bạn cần mỗi ngày.

Ngoài ra, các loại thực phẩm sau đây cũng được coi là chứa nhiều magiê.

Các loại rau màu xanh đậm: Cải xoăn, cải lá xanh và rau bina – là nguồn magiê tốt nhất. Một nửa cốc rau bina có khoảng 160 mg magiê. Các loại rau khác cũng có mức magiê cao bao gồm khoai tây, bí đỏ, củ cải, rau củ cải đường, bắp cải, bông cải xanh, dưa chuột, cần tây và atisô.

Trái cây: Một số loại trái cây là nguồn cung cấp magiê dồi dào bao gồm bơ, chuối và mơ khô. Một chén chuối luộc có khoảng 49mg magiê. Các loại trái cây giàu magiê khác là mận khô hoặc mận, xoài, dưa hấu ngọt và bưởi. Nước ép trái cây thường có hàm lượng magiê cao hơn so với trái cây tươi, ví dụ như nước ép bưởi, nho…

Các loại đậu và hạt chứa nhiều magiê: Các loại đậu chứa nhiều magiê bao gồm đậu nành, đậu trắng và đậu đen. Các loại hạt giống có hàm lượng magiê cao là hạt bí ngô, hạt lanh, hạt vừng và hạt hướng dương. Đậu phộng và bơ đậu phộng cũng chứa rất nhiều magiê.

Vậy là chúng đã hiểu rõ hơn vitamin có trong những loại thực phẩm nào để bổ sung cho đúng liều lượng. Tuy nhiên với một “cuộc sống số" hiện nay, con người ngày càng bận rộn hơn.

Chính vì vậy mà việc lên một thực đơn trong ngày mà cung cấp đầy đủ các loại vitamin cho ả gia đình thì có vẻ như là một thách thức không hề nhỏ với các bà nội trợ. Nào là thịt, cá, trứng, sữa các loại rau củ, trái cây cũng đủ làm chúng ta hoa mắt. Khác với Việt Nam chúng ta, người Na Uy họ không dành quá nhiều thời gian cho việc nấu nướng. Thay vào đó họ ăn nhiều hải sản và trái cây các loại.

Bên cạnh đó người dân nơi đây còn có một sự lựa chọn vô cùng tiện lợi mà vẫn đảm bảo đầy đủ các vitamin cần thiết bằng việc bổ sung 1 - 2 viên nhai Bjonner (dạng kẹo dẻo). Bjønner tiếng Na Uy có nghĩa là những chú gấu, chỉ cần 1 - 2 chú gấu mỗi ngày sẽ giải quyết bài toán “đau đầu” cho các mẹ nhé!

Xem thêm thông tin sản phẩm TẠI ĐÂY